Cách bố trí thép dầm chính là một trong những vấn đề được quan tâm nhất tại các cộng đồng, trang mạng xã hội về xây dựng. Dầm chính là một trong những nơi quan trọng nhất của một công trình, bởi đây là nơi chịu lực chính. Vì thế, trong quá trình thiết kế cũng như tiến hành xây dựng thì việc bố trí thép dầm chính cần phải được tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc trong mỗi chi tiết. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về dầm chính cũng như cách bố trí thép dầm chính một cách cụ thể nhất. Đón xem bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhất.
Tìm hiểu thông tin về dầm chính
Trước khi đến với từng hướng dẫn chi tiết về cách bố trí thép dầm chính, bạn cần hiểu về dầm chính và phân biệt được dầm chính và dầm phụ trong các công trình kiến trúc.
Dầm chính là gì?
Dầm chính được hiểu một cách đơn giản đó là những thiết kế dầm đi qua các cột, vách hay gác chân cột. Thông thường dầm chính sẽ có kích thước lớn hơn so với các loại dầm khác.
Dầm chính được xem là thanh dầm quan trọng khi nó chịu lực chính trong một công trình kiến trúc. Thanh dầm chính sẽ được đặt nằm dọc hoặc nằm ngang, 2 đầu dầm được nối liền với các chân cột, vách hay cột. Được kết cấu chắc chắn và có thể chịu được lực uốn cong, sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như dầm cầu, dầm sàn hay dầm mái.
Phân biệt dầm chính và dầm phụ
- Đối với dầm chính
Dầm chính thường được đặt trong tường và có kích thước dao động từ 20 đến 25cm. Giữa 2 cột dầm chính sẽ được đặt theo nhịp với dầm phụ nhằm giúp gánh đỡ sức nặng cho dầm phụ.
Khoảng cách giữa 2 dầm chính sẽ được gọi là nhịp và đặt cách nhau từ 4 đến 6m. Mỗi nhịp sẽ được đặt từ 1 đến 3 dầm phụ. Với kích thước dầm chính ngang lớn có thể sẽ sử dụng thêm nhiều dầm phụ nhằm phân tán lực hợp lý, góp phần giảm thiểu sự chịu lực và không ảnh hưởng đến cốt lõi của toàn bộ công trình xây dựng.
- Đối với dầm phụ
Dầm phụ cũng là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà gác lên các cấu kiện chịu uốn hoặc xoắn. Hệ dầm chính thông thường sẽ gác lên cột còn dầm phụ thường được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng nhằm hỗ trợ khả năng chịu lực tại tường WC hoặc tường lô gia.
Dầm phụ không được đặt lên cột, dầm phụ có chức năng chia tải trọng mà dầm chính chịu, giúp chia nhỏ kích thước sàn và được tính toán chi tiết để đảm bảo truyền tải, phân tán lực hiệu quả nhất.
Việc phân chia dầm chính, dầm phụ giúp xác định được kích thước, độ cứng và từng vai trò cụ thể của từng loại dầm. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ việc lựa chọn tiết kiệm sao cho phù hợp, phần dầm nào sẽ chịu trọng tải lớn và trọng tải nhỏ.
Hướng dẫn cách bố trí thép dầm chính chi tiết nhất
Bước 1: Lựa chọn đường kính phù hợp tại phần cốt thép dọc dầm
- Cốt thép chịu lực đường kính dầm của sàn sẽ nằm trong khoảng từ 12 đến 25mm.
- Tại dầm chính, bạn có thể lựa chọn cách bố trí thép theo đường kính từ 20 đến 32mm.
- Một điều lưu ý rằng đó là không nên lựa chọn các loại có đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng của dầm.
- Để thuận lợi trong quá trình thi công công trình thì không nên sử dụng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực. Và mỗi đường kính nên chênh lệch nằm trong khoảng 2mm.
- Trong quá trình sắp xếp thép cốt, cần tuân thủ những quy định về khoảng hở và bảo vệ cốt thép.
Bước 2: Tạo lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Bạn cần phân biệt lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực cấp 1 và cấp 2. Tại các trường hợp như vậy, chiều dày của lớp bảo vệ không nên lựa chọn mức nhỏ hơn so với đường kính thép.
Bước 3: Tạo khoảng hở tại phần cốt thép dầm
Khoang hở tại phần cốt thép được hiểu là khoảng cách thông thủy và không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn tại đường kính. Việc bố trí thép dầm chính, bạn cần chú ý các quy định sau:
Thứ nhất, phần cốt thép được đặt ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 25mm.
Thứ hai, phần cốt thép được đặt trên 30mm.
Thứ ba, nếu như cốt theo được đặt theo 2 hàng thì những phần phía trên sẽ to lên 50mm. Dù thế, bạn cũng nên chú ý đến điểm đặt tại vùng cốt thép, không đặt ở phía dưới khe hở.
Thứ tư, trường hợp nếu thi công bằng dùi thì khoảng hở ở phía trên cần bảo được việc đút lọt dầm thành công.
Bước 4: Bố trí thép dầm giao nhau tại cố thép
Tạo điểm vuông góc giữa dầm sàn và dầm khung hay còn gọi là dầm chính.
Cốt thép của 2 hầm sẽ xuất hiện tình trạng vướng vào nhau, nhất là các thanh phía trên. Do đí, cốt thép dầm chính phải nên được nằm bên dưới với cột dọc dầm sàn.
Nếu như cốt thép tại phần trên dầm sàn bố trí thành 2 hàng thì nên đặt cách ra nhau để phần cốt thép nằm tại mức chính giữa của hàng đó.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về dầm chính cũng như cách bố trí thép dầm chính chi tiết từ A đến Z mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn đã có thể thực hiện bố trí thép dầm chính hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!