Bố trí thép tăng cường trong dầm khi nào để có chất lượng tốt nhất?

Trong xây dựng, dầm sàn là một phần rất quan trọng bởi vì nó chịu lực rất lớn cho toàn bộ kết cấu dự án. Vì vậy bố trí thép tăng cường trong dầm ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần có kế hoạch cụ thể. Đồng thời, cần lưu ý những kỹ thuật trong đổ dầm sàn để đảm bảo rằng chất lượng công trình được đảm bảo và không ảnh hưởng về lâu dài.

Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn mà bạn cần biết

Diện tích mặt sàn là phần kết cấu nằm ngang được hình thành bởi bê tông cốt thép. Phần đặt lên sàn chính là những bức tường các các phần cột có kết cấu thẳng đứng. Sàn kết hợp với dầm và cột tạo thành khung của ngôi nhà. Trong đó có phần dầm chính thì kết nối với cột tạo thành khung, còn phần dầm phụ thì kê lên phần dầm chính và tường bao bọc bên ngoài. Vì tính quan trọng của dầm sàn như vậy nên sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu các kỹ thuật để đồ dầm sàn sao cho đạt tiêu chuẩn nhất.

bố trí thép tăng cường trong dầm

Thông tin về đồ dầm trong xây dựng

Công trình xây dựng dân dụng thông thường thì phần dầm không được dày quá 50cm. Bê tông của phần dầm và sàn thường đổ cùng một thời điểm. Trừ các công trình có kết cấu đặc biệt mà phần dầm cao hơn 80cm thì phải tách để phần dầm và phần sàn riêng.

Dầm là phần đổ theo kiểu bậc thang và được cắt thành từng đoạn kích thước khoảng 1m cho đến khi nó đạt tới độ cao chuẩn rồi mới thực hiện các đoạn đổ tiếp theo. Cũng có phần dầm mà chúng ta cần phải bố trí thép tăng cường trong dầm  để tạo nên hệ thống dầm đảm bảo chất lượng hơn cho công trình.

bố trí thép tăng cường trong dầm

Tuy nhiên, có trường hợp đổ bê tông sẽ đổ toàn bộ khối dầm và cả phần sàn liên kết luôn với đổ cột. Khi đó, các kỹ sư thi công cần chú ý rằng sau khi đổ cột đến một độ cao cách đáy dầm khoảng 3-5cm thì phải ngừng lại. Sau khoảng 2 giờ đồng hồ thì mới lại tiếp tục để những phần còn lại để cho hỗn hợp bê tông có thời gian co ngót. Đây là điều cần hết sức lưu ý trong thi công, dù nó rất nhỏ thôi nhưng sẽ có nhiều người mắc phải lỗi sơ đẳng này, khi đó mọi chuyện có thể sẽ rất xấu đối với phần công trình của bạn.

Thông tin bạn cần biết về sổ sàn trong xây dựng

Sàn là phần mặt cắt ngang công trình, là phần diện tích rộng nhất của cấu phần xây dựng. Phần sàn chiều dày nhỏ hơn nên không cần bê tông cốt thép và khung đai. Đổ sàn thường dùng bê tông và đổ dày 8 – 10 cm. Sàn không cần yêu cầu quá cao trong về kỹ thuật chống thấm, chống nóng nhưng các kỹ thuật cần chính xác để đảm bảo nó không bị nứt nẻ.

Phần mặt sàn khi đổ sẽ phải chia thành từng dải để đổ, mỗi dải sẽ rộng từ 1-2m. Vì bê tông sẽ đông rất nhanh nên cần phân giải khác nhau để đổ xong dải này mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ sàn, bê tông đến vị trí cách dầm chính khoảng 1m thì sẽ tiến hành đổ luôn cả phần dầm chính. Bê tông được đổ vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn khoảng 5 – 10 cm thì mới quay lại đổ sàn, đông thời khống chế độ cao bằng các chữ. Đây là lưu ý nhỏ, hết sức đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết đối với quá trình thi công để tránh đông bê tông, và tránh lãng phí bê tông.

Khi đổ sàn có thể dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sàn  sau khi đã đàm kỹ. Kỹ thuật hiện đại ngày nay thì họ thường có máy gạt  và xoa để có được tốc độ này nhanh hơn.

Thêm một lưu ý khi đổ bê tông sàn đó là phải bắt đầu từ chỗ xa nhất và lùi dần về nơi gần nhất. Tránh tình trạng nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo  vách ốp của cốp pha.

Khi nào chúng ta cần phải bố trí thép tăng cường trong dầm?

Vì dầm là phần rất quan trọng trong thi công công trình, do đó để đảm bảo cho dầm đủ độ chắc chắn và an toàn để chịu lực, nhất là đối với những ngôi nhà cao tầng, nền móng kém và diện tích sàn lớn. Các kỹ sư thường phải bố trí thép tăng cường trong dầm để đảm bảo an toàn.

bố trí thép tăng cường trong dầm

Phần thép tăng cường trong dầm được bố trí như sau: 4 thép chủ tạo  một bộ khung, thép tăng cường thì có thép gối và thép tăng cường bụng (thép nhịp). Thép tăng cường gối nằm gần với cột và phần thép bụng (thép nhịp) nằm ở giữa dầm.

Công trình nào cũng vậy phần dầm và sàn rất quan trọng vì nó là phần chịu lực chính. Do đó các kỹ thuật để tạo nên phần dầm và sàn là rất quan trọng, đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn cao cùng với sự cẩn thận và tỉ mỉ. Vì vậy cách bố trí dầm sàn và khi nào cần tăng cường thép cho dầm và sàn cần phải được tính toán rất chi tiết để vừa tiết kiệm mà lại đạt hiệu quả cao nhất.

Trong xây dựng để hoàn thành được công trình nhanh và chính xác thì yếu tốt “ kinh nghiệm” luôn là điều quan trọng và vô cùng cần thiết. Trong việc bố trí thép dầm cũng vậy kinh nghiệm sẽ giúp quá trình bạn thực hiện chuẩn xác, thuận lợi và tránh được những sai sót không đáng có mà phải tiết kiệm tối đa chi phí.

Trong trình bày ở trên, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về dầm và sàn, các thông tin cần biết và lưu ý về dầm và sàn cũng như bố trí thép tăng cường trong dầm lúc nào cần thiết và bố trí sao cho đúng. Chúc các bạn có thể kiến thiết lên những sản phẩm đạt chuẩn và chất lượng cao nhất. 

Tìm kiếm thông tin

Đăng ký nhận tư vấn dự án

Tin mới