Ngày nay hồ thủy sinh hay bể thủy sinh là thú chơi đang được ưa chuộng. Được coi là hệ sinh thái mini dùng để trang trí ở nơi làm việc trong các công ty hay tại chính trong gia đình. Tuy nhiên loại hình mới lạ này không ít người chưa biết và lầm tưởng chúng là bể cả cảnh. Hồ thủy sinh là gì và cách làm hồ thủy sinh giá rẻ như thế nào được nhiều người tìm hiểu trong thời gian gần đây.
Giới thiệu về hồ thủy sinh
Trước hết phải khẳng định hồ thủy sinh và bể cá cảnh là hoàn toàn khác nhau. Bể cá cảnh có cá và nước còn bể thủy sinh có rất nhiều động vật, ngoài cá còn có tôm, cua, đất, cát, rêu, cây dưới nước,… Hồ thủy sinh có nhiều loài khác nhau, đa dạng hơn nhiều so với bể cá cảnh chỉ có cá cảnh các loại.
Đây chính là mô hình hệ sinh thái thu nhỏ, các thành tố trong nó tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Thậm chí tiêu diệt nhau để có hệ sinh thái ổn định hơn, cân bằng và không ngừng phát triển.
Hồ thủy sinh là một bể kính giống bể nuôi cá cảnh, phụ kiện đi kèm có đèn chiếu, đất nền thủy sinh, lọc nước. Đặc biệt đất nền thủy sinh không phải đất thông thường mà cần có nhiều dưỡng chất để trồng cây. Cây thủy sinh là những cây sống được hoàn toàn trong nước quanh năm, kể cả rong, cỏ, dương xỉ, rêu,…
Chơi chim, chơi cá vừa để giải trí, vừa có yếu tố nghệ thuật thì chơi thủy sinh cũng vậy. Người chơi cần chăm chút tỉ mỉ cho từng cây trong hồ để nó có thể lớn lên, xanh tốt và ấn tượng. Vẻ đẹp của chúng có thể khiến bạn đang mệt mỏi trở nên tràn đầy sức sống, tâm lý thoải mái hơn. Không gian sống xung quanh nơi đặt bể thủy sinh cũng tràn ngập sự tươi tắn, bầu không khí mát mẻ.
Cách làm hồ thủy sinh giá rẻ
Có rất nhiều loại hồ thủy sinh khác nhau vì thế trước khi bắt tay vào làm cần xác định rõ phong cách mà bạn yêu thích và dự định sẽ làm. Có thể kể đến một số loại hồ thủy sinh như hồ thảm, đây là loại hồ mà đáy hồ có đồng cỏ, trên là các vách đá nhỏ, cây thủy sinh,… Hồ rêu, dương xỉ, ráy, lũa linh sam là thiết kế giống như ốc đảo, có đá, thân gỗ, cây thủy sinh,… Hồ đá nghe qua tên là đã biết trong hồ có gì, chủ yếu là các viên đá nhiều kích cỡ, nhiều màu sắc. Và được xếp thành núi đá hay đồi thoải rất đẹp mắt. Nếu không bạn có thể theo đuổi phong cách tự do có cả thảm cỏ, cả đá, lũy, rêu,… sắp xếp tùy ý.
Bể thủy sinh chủ yếu có hình hộp chữ nhật, cũng có hình vuông, tam giác, bán nguyệt. Thậm chí là uốn cong, chữ U, chữ L, hình trụ,… hình nào cũng có thể thiết kế được tùy thuộc vào người chơi. Ngoài bể thủy sinh thông thường thì còn có loại bể treo/ gắn tường, âm tường, bể mini để bàn làm việc, bể bằng gỗ,…
Bắt tay vào làm bể thủy sinh trước tiên cần chọn kính và chân đế để đặt bể. So với bể cá cảnh thì bể thủy sinh nặng hơn nhiều do có thêm nền, cát, đèn, quạt,… Vì thế phần đáy hồ phải là kính dày từ 10 ly trở lên, các mặt còn lại dày trên 8 ly. Nếu sử dụng kính độ dày dưới kích thước đó sẽ gây nên hiện tượng nứt, vỡ. Bạn hoàn toàn có thể tự mua kính để làm hồ hoặc mua sẵn ở các cửa hàng, đảm bảo thông số trên. Chân đế và bể thủy sinh phải ăn khớp với nhau, vừa vặn, đảm bảo an toàn và độ thẩm mỹ. Giữa chân đế và bể cần lót một tấm xốp hoặc cao su mỏng để tạo độ êm ái.
Tiếp theo bắt tay vào tạo hình và trang trí hồ thủy sinh, đáy bể chính là phần phân nền. Nhờ lớp phân nền này mà các sinh vật, động vật thủy sinh mới có thể phát triển được. Có 2 loại phân nền chính là phân nền trộn được làm từ bùn và đất sét, có rất nhiều dinh dưỡng. Sau khi phủ lớp phân nền này cần đặt lên trên một lớp sỏi có độ dày cỡ 3cm. Loại phân nền thứ 2 dễ làm hơn, không làm đục hồ, phù hợp cho người bắt đầu chơi hồ thủy sinh. Đó là phân nền công nghiệp, chỉ cần trải xuống đáy bể mà không cần lót thêm sỏi, tuy nhiên giá bán cao.
Sau đó bạn có thể tùy ý xếp cây bonsai, đá, thảm, cây thủy sinh,… theo sở thích. Chú ý xếp đá và lũa trước rồi mới đến các chi tiết cây cối, thảm thực vật. Mẹo nhỏ là những cây thấp đặt ở mặt tiền của bể, cây nào rậm rạp xếp ở góc bể, phía sau và các cạnh hồ nên trồng rau mác hay rong mái chèo.
Cuối cùng là các thiết bị hỗ trợ như máy lọc nước, máy CO2, đèn thủy sinh,… và cho nước thật nhẹ nhàng vào bể, nếu đổ quá mạnh các cây mới cắm sẽ bị bật rễ. Sau 10 ngày trồng cây thủy sinh thì chạy máy lọc đến khi nước trong thì hãy thả vào đó tép mồi để chúng dọn bụi cho sạch. Rồi mới thả cá, tôm cua,… có thể nuôi nhiều loại với nhau nhưng phải đảm bảo chúng sống hòa hợp và không ăn các cây thủy sinh đã trồng.
Chú ý khi làm hồ thủy sinh
Nếu bạn là người mới bắt tay vào làm bể thủy sinh thì nên chọn những bể nhỏ hoặc kích thước trung bình. Như vậy mới dễ xử lý, thường là từ 50cm đến khoảng 1m, bắt đầu với bể quá to sẽ dễ thất bại khiến bạn nản chí. Những người chơi lâu năm, có kinh nghiệm, am hiểu thì có thể lựa chọn các bể lớn hơn. Chiều cao của bể tối đa là 60cm, vừa thuận tiện cho việc vệ sinh bể, vừa giúp ánh sáng chiếu sâu cho cây quang hợp.
Đối với bộ lọc nên sử dụng bộ lọc ngoài sẽ tăng tính thẩm mỹ cho bể thủy sinh. Phân nền của bể có 2 loại như đã nêu ở trên, trong đó phân nền trộn giá thành thấp hơn nhưng khó làm hơn. Người mới làm nên chọn loại phân nền công nghiệp, chi phí cao nhưng dễ làm, không bị đục nước. Độ dày của lớp phân nền dưới đáy hồ chỉ dao động từ 6 đến 8cm là phù hợp (tính cả độ dày của lớp sỏi nếu có).
Thời gian đầu hãy chọn trồng nhiều cây, nhiều loại khác nhau để bể không bị rong, rêu. Chọn những cây có giá rẻ để trồng thử, ưu tiên các dòng cây cắt cắm. Bởi loại cây này dễ trồng, hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng trong bể, dễ sống. Để có một bể thủy sinh đẹp, chất lượng thì tránh thả ngay động vật thủy sinh vào mà hãy chờ cho nước trong ổn định, khử được chất độc. Sau 7 ngày làm bể thì thay ½ lượng nước cũ trong bể thành nước mới rồi mới thả cá vào.
Cách làm hồ thủy sinh giá rẻ không khó, chỉ cần độ tỉ mỉ và thẩm mỹ của người chơi. Tuy nhiên với những người mới chơi thì đây là một trải nghiệm khá thú vị cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nếu thực sự yêu thích và muốn thử sức với môn nghệ thuật này hãy trang bị cho mình những hiểu biết và kiến thức tốt nhất.