Dọn dẹp bàn thờ không phải là một công việc đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, nhất là dịp cuối năm để đón năm mới. Bởi lẽ, bàn thờ là nơi thiêng liêng, thờ cúng gia tiên nên phải rất cẩn thận trong từng chi tiết. Chính vì thế, để dọn bàn thờ sao cho không phạm đến sự linh thiêng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là cách lau dọn bàn thờ cuối năm để các bạn có thể tham khảo.
Thời gian dọn dẹp
Theo dân gian thì từ ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Táo các gia đình nên tiến hành dọn dẹp bàn thờ cho ngày tết. Việc dọn dẹp bàn thờ này nên được hoàn tất trước 12h00 của đêm 30 Tết. Theo quan niệm của người phương Đông, đây là thời điểm gọi là “thần linh đi vắng”. Vậy nên, gia chủ tranh thủ sửa sang, bài trí nơi thờ tự để đón tết sẽ không mạo phạm đến các vị bề trên.
Chuẩn bị trước khi tiến hành cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Trước khi dọn bàn thờ, người lau dọn thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên bàn. Tiếp theo là chuẩn bị sẵn nước lau rửa bàn thờ. Đó thường là các loại nước thơm từ thảo dược tự nhiên như lá quế, đinh hương hoặc là nước rượu pha với gừng. Điều không thể thiếu là chuẩn bị khăn lau riêng như vải nhiễu đỏ để lau bát hương và bài vị.
Sau đó, gia chủ chuẩn bị thêm một chiếc bàn bên trên trải vải hay giấy đỏ để bày trí bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì bắt buộc phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn vào nhau. Sắp xếp xong thì khấn xin thần linh và gia tiên được dọn dẹp bàn thờ và mời các Ngài tạm lánh. Đợi đến khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Tiến hành hạ các đồ vật cần lau dọn xuống
Bước này chỉ thực hiện khi nhang đã cháy hết hoàn toàn. Tuyệt đối không được di chuyển hay hạ bát hương xuống. Phải nhớ là khi lau rửa bài vị tổ tiên phải dùng nước sạch ấm hay rượu trắng có ngâm gừng, nhất định không được dùng nước lạnh. Phải lau dọn từ cao xuống thấp. Sau đó, dùng khăn khô lau lại các đồ vật đã được lau bằng nước ấm.
Rút tỉa và thay chân nhang
Trước khi thực hiện, người lau dọn cần rửa sạch tay bằng rượu có pha gừng. Tiếp đến là lau dọn bụi bẩn xung quanh bát hương. Bạn phải hạ các đồ vật thờ cần lau dọn xuống bàn con đã trải giấy đỏ. Riêng bát hương bạn cần nhớ là tuyệt đối không nên di chuyển. Nhớ là phải dùng cả hai tay để rút tỉa chân hương cho đến khi chân hương chỉ còn lại số lẻ như 1, 3, 5,… Chân hương vừa được rút ra để trên mặt bàn phủ giấy hoặc vải đỏ, sau đó đem hóa chân hương. Tro chân hương nên thả ra sông. Khi hoàn thành các bước trên thì lau sạch bát hương và bàn thờ.
Bày trí lại đồ thờ cúng về vị trí cũ
Sau khi dọn dẹp xong thi gia chủ sắp xếp lại đồ thờ cúng như cũ và thay nước, chum muối gạo (nếu có). Chúng ta nên đặt đồ thờ cúng theo vị trí sau: Bát hương thần linh đặt ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái hướng từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên ở hướng bên phải. Kế đến thì bạn tiến hành thắp 3 nén hương bắt đầu khấn vái để báo cho thần linh, tổ tiên là việc dọn dẹp đã hoàn thành xong.
Nhưng lưu ý trong cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Không dùng khăn bẩn, khăn đã qua sử dụng để lau dọn bàn thờ.
Bàn thờ là nơi thờ cúng ông bà, thần linh nên rất linh thiêng. Việc sử dụng khăn bẩn để lau dọn là đang thể hiện sự bất kính với tổ tiên cũng như các vị thần đang được thờ cúng. Theo dân gian thì việc này sẽ mang lại những điều không hay cho gia chủ. Vì vậy cần phải lựa chọn khăn mới để lau dọn bàn thờ.
Hãy để đàn ông bao sái bát hương
Công việc bao sái bát hương chỉ nên để cho đàn ông trong nhà thực hiện. Tuy nhiên, nếu nhà ít người thì phụ nữ vẫn có thể thực hiện công việc này. Một điều lưu ý rất quan trọng trong việc bao sái bát hương là trước khi thực hiện phải giữ cho thân thể thật sự sạch sẽ, không bao sái khi đang tới ngày của phụ nữ. Đồng thời, người tiến hành công việc này phải tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo dài tay, đặc biệt là giữ cho thân thể luôn thanh tịnh.
Không được xê dịch bát hương
Một trong những điều tối kỵ khi lau dọn bàn thờ là xê dịch bát hương. Bát hương phải được để yên và cố định trong nhà từ năm này đến tháng nọ. Bạn không nên thay mới bát hương hằng năm, đem bát hương thả xuống sông hồ làm gây ô nhiễm hoặc đem gửi ở trong chùa cũng sẽ gây mất mỹ quan.
Kết luận
Việc lau dọn bàn thờ nghe thì đơn giản nhưng thực chất để thực hiện đúng theo các quy định từ xa xưa mà ông bà để lại thì rất khó. Thông qua việc tìm hiểu cách lau dọn bàn thờ cuối năm này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như tránh được những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ở gia đình.